CÁ CẢNH VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CÁ CẢNH VIỆT

NIỀM ĐAM MÊ


    Lược sử về quá trình phát triển các dạng đuôi ở cá betta

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 36
    Join date : 16/06/2013

    Lược sử về quá trình phát triển các dạng đuôi ở cá betta Empty Lược sử về quá trình phát triển các dạng đuôi ở cá betta

    Bài gửi by Admin Thu Jun 20, 2013 4:41 pm

    Lược sử về quá trình phát triển các dạng đuôi ở cá betta

    Tác giả Joep van Esch - nguồn http://www.bettysplendens.com

    Lược sử về quá trình phát triển các dạng đuôi ở cá betta R39
    R39 ông tổ của cá halfmoon.

    Lược sử về quá trình phát triển các dạng đuôi ở cá betta Chenmaswil
    Cá halfmoon tên là CHENMASWIL đoạt giải Cá Đẹp Nhất trong triển lãm của IBC ở Tampa, Florida vào năm 1993.

    Vào năm 1849, Theodor Cantor công bố một bài viết về loài cá đá mà ông gọi là Macropodus pugnax. Vào năm 1909, C. Tate Regan phát hiện ra rằng Cantor đã nhầm lẫn vì pugnax chỉ là loài có quan hệ họ hàng gần mà thôi. Regan đặt cho loài cá đá của Cantor một cái tên rất quen thuộc vào ngày nay Betta splendens.

    Ngày nay mọi người đều biết các dòng cá thuần dưỡng đều bắt nguồn từ cá hoang dã đuôi ngắn (plakat). Dạng cá đuôi ngắn được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ ở Thái Lan. Người Thái lai tạo cá đá từ cá betta hoang dã. Mục đích của họ là phát triển bản năng chiến đấu, độ bền, kích thước, kỹ năng chiến đấu và màu sắc. Cá giống được tuyển chọn bằng cách cho đá với cá của những nhà lai tạo khác. Cá thắng trận được dùng để lai tạo ra thế hệ kế tiếp.

    Bởi vì không chịu áp lực chọn lọc tự nhiên, sau nhiều thế hệ một số cá betta thuần dưỡng có vây lưng và đuôi hơi dài hơn bình thường. Những con cá này thiếu “tinh thần chiến đấu” bởi vì chúng không hung dữ bằng và cũng không thể nhanh nhẹn như những người anh em đuôi ngắn của mình. Loại cá betta đuôi dài này được lai tạo chỉ với mục đích làm cảnh. Có lẽ dạng cá này đã xuất hiện từ trước khi có nhiều người từ châu Âu và châu Mỹ đến vùng Đông Nam Á (1850). Khoảng năm 1960, những nhà lai tạo ở Ấn Độ đã thành công trong việc lai tạo ra dạng cá betta có hai thuỳ đuôi tức cá đuôi kép. Đặc điểm đặc trưng của dòng cá này đó là vây lưng rất to và thân hơi ngắn. Có lẽ người ta muốn loại bỏ đặc điểm sau bằng cách lai cá đuôi kép với cá đuôi đơn thông thường. Các nhà lai tạo nhận ra rằng bầy cá con sinh ra có vây lưng và đuôi được cải thiện.

    Dần dần, thú nuôi cá cảnh trở nên thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ. Châu Á đáp ứng nhu cầu này bằng số lượng lớn cá betta đuôi dài được lai tạo trong các trang trại cá cảnh. Bấy giờ, các nhà lai tạo ở châu Âu và châu Mỹ bắt đầu tuyển chọn cá với với những đặc điểm chuyên biệt. Vào năm 1960, nhà lai tạo người Mỹ Warren Young thành công trong việc tạo ra những con cá betta có vây cực dài. Young gọi cá betta của ông là “Libby” theo tên của vợ ông. Những con cá này được bán cho người yêu thích cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và cho cả các trang trại cá cảnh ở châu Á. Bước phát triển đó dẫn đến việc hình thành dạng đuôi voan rất phổ biến ngày nay.

    Vào cùng thời điểm, nhà lai tạo người Đức, tiến sĩ Eduard Schmidt-Focke lai tạo ra con cá delta đầu tiên tức cá betta với dạng đuôi đối xứng hình tam giác. Vào năm 1967, Hiệp Hội Betta Quốc Tế (International Betta Congres – viết tắt là IBC) được thành lập ở Mỹ. IBC xác định mục đích lai tạo cá betta với vây xoè rộng thay vì dài. Điều này sẽ làm cho cá betta bơi lội được dễ dàng hơn. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian trước khi các dạng đuôi quen thuộc khác xuất hiện. Vào năm 1980, một số nhà lai tạo nổi tiếng ở Mỹ như Peter Göettner và Paris Jones phát triển dạng vây superdelta mà nó xoè rất rộng. Vào năm 1984, người Pháp Guy Delaval nhập khẩu những con cá này vào Pháp. Delaval đã lai tạo và tuyển chọn những con cá có góc đuôi lớn hơn. Vào năm 1984, ông đã thành công trong việc tạo ra những con cá với góc đuôi 180 độ. Rajiv Massilamoni nhận ra rằng Delaval đã làm được công việc mà ông cho là không thể. Cho đến lúc đó, hầu hết cá betta đều là loại delta hay superdelta không cân đối với góc đuôi tối đa 160 độ. Laurent Chenot và Rajiv Massilamoni bắt đầu hợp tác để tạo ra dạng đuôi xoè 180 độ. Họ cố lai tạo những con cá này nhưng chúng đã bị lai cận huyết quá nhiều. Cá đực không còn biết làm tổ và cũng không biết quấn xung quanh người cá mái. Sau nhiều lần cố lai tạo với cá betta thường và với những dòng cá khác, Chenot và Massilamoni bất ngờ thành công khi tạo ra con cá với cá mẹ là cá mái của Delaval và cá bố là cá đuôi kép melano từ dòng cá ở Mỹ. Con cá đực này được đặt tên là R39 và được đem lai với tất cả cá mái trong dòng cá của Chenot và Massilamoni. Một lần nữa, vài con với góc đuôi xoè 180 độ lại xuất hiện. Vào năm 1991, nhà lai tạo người Mỹ Jeff Wilson thấy những con cá này và gọi chúng là “halfmoon”. Ông bắt đầu hợp tác với Chenot và Massilamoni và việc lai cận huyết dòng cá ở Mỹ làm tỷ lệ cá halfmoon trong bầy xuất hiện ngày càng nhiều. Vào năm 1993, Chenot, Massilamoni và Wilson trưng bày cá halfmoon tại triển lãm của IBC tại Tampa, Florida dưới tên CHENMASWIL. Họ đã đoạt giải “Cá Đẹp Nhất”. Đấy là điểm khởi đầu cho một cơn sốt thực sự về cá halfmoon .

    Khoảng từ 5 đến 10 năm lại đây, một dạng đuôi khác ra đời. Một nhà lai tạo người Indonesia tên là Ahmad Yusuf đã trình làng cá đuôi tưa với những tia vây kéo dài và nhô ra khỏi màng vây. Đó là lý do tại sao các vây trông giống như “chiếc lược” (và cũng được gọi là dạng cá đuôi lược - combtail).

    Sự phát triển của các dạng vây vẫn đang tiếp diễn. Mọi người ở khắp nơi trên thế giới đang nỗ lực phát triển các dòng halfmoon và đuôi tưa với góc xoè và hình dạng đuôi tốt hơn. Ở cá halfmoon, việc lai tạo đã tạo ra những dòng halfmoon với số lượng tia vây phân nhánh khác nhau (4, 8 và 16 tia vây). Tia vây càng phân nhánh nhiều thì đuôi càng được nâng đỡ tốt hơn khi xoè ra. Sự hỗ trợ này đặc biệt quan trọng khi cá lớn tuổi hay vây dài ra. Các dạng phát triển khác ở cá halfmoon là over halfmoon mà nó xoè rộng hơn 180 độ và cá halfmoon đuôi hoa.

    Tương tự, ở cá đuôi tưa, việc lai tạo đã tạo ra những dạng cá với số lượng tia vây khác nhau mà chúng không những ảnh hưởng đến số lượng các tia vây kéo dài (tia đơn, tia đôi, tia tam và tia hai đôi) mà còn ảnh hưởng đến cả sự nâng đỡ và góc xoè của đuôi.


    (Nguồn Diendancacanh)

      Hôm nay: Mon Nov 11, 2024 7:56 am